Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy chấn tôn

Các loại máy móc trong ngành công nghiệp ngày càng được sử dụng rộng rãi hiện nay, trong đó có máy chấn tôn. Vậy máy chấn tôn là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy chấn tôn ra sao? Phúc Thắng sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về loại máy này trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

Máy chấn tôn là gì?

Máy chấn tôn là một loại thiết bị giúp uốn ép kim loại hay tấm kim loại thành những hình dạng khác nhau theo đúng yêu cầu. Máy có thể thực hiện ép dập những vật liệu với kích thước lớn thậm chí lên đến 16m. Do vậy mà loại máy này được sử dụng vô cùng phổ biến trong gia công cơ khí.

Máy chấn tôn

Cấu tạo của máy chấn tôn

Dựa theo cơ cấu điều khiển mà người ta chia ra thành 3 loại máy chấn: máy chấn thủy lực, máy chấn cơ, máy chấn CNC. Trong đó:

  • Máy chấn cơ gồm có thanh nẹp, chống đỡ, bàn làm việc, thực hiện dễ dàng với tấm kim loại nhỏ vừa và đòi hỏi tay nghề cao với người sử dụng máy.
  • Máy chấn thủy lực gồm đồng bộ hóa thủy lực, đồng bộ hóa trục xoắn và đồng bộ điện – thủy lực.
  • Máy chấn CNC gồm khung, thanh trượt, bàn chấn, xi lanh thủy lực, bộ điều khiển CNC,…

Cùng với đó là sự kết hợp của các bộ phận nhỏ hỗ trợ cho quá trình vận hành của máy.

Nguyên lý hoạt động của máy chấn tôn

Máy chấn cơ

Đầu tiên đối với máy chấn tôn thủ công, máy này yêu cầu tay nghề cao đối với người thực hiện, đòi hỏi người thực hiện thành thạo các kỹ năng và có kinh nghiệm lâu năm nhằm giúp cho việc điều chỉnh góc độ uốn, kích thước và số lượng gia công lớn.

Máy chấn thủy lực

  • Dựa vào chế độ chuyển động người ta chia thành chuyển động xuống và chuyển động lên.
  • Dùng 2 thanh thủy lực đồng bộ hóa trên khung C để di chuyển hay còn hiểu là máy chấn kéo xi lanh hai bên trái phải co dãn, kéo dầm máy lên xuống nhờ tác động của các van tỷ lệ Serve.

Máy chấn CNC

  • Dùng khuôn uốn kim loại trong trạng thái lạnh thành nhiều mặt cắt đa dạng khác nhau, chủ yếu để gia công các tấm kim loại cán nguội.
  • Hệ thống CNC điều khiển độ sâu thanh trượt, khối nghiêng trái phải, phanh sau, áp lực và thanh trượt gần bằng tốc độ làm việc. Từ đó giúp máy thực hiện uốn nhiều góc độ cùng lúc.

Nguyên lý hoạt động của máy chấn tôn

 Trên đây là toàn bộ thông tin Phúc Thắng cung cấp nhằm giúp các bạn hiểu hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy chấn tôn. Hy vọng bài viết này hữu ích với các bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.