Đánh bóng Inox sáng

Một kết thúc với bề mặt sáng như gương sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao cho nhiều loại vật dụng, nhất là đối với các vật trang trí và inox là một vật dụng trong đó. Trong gia đình bạn có thể bắt gặp các vật dụng bằng inox ở mọi nơi từ ấm nước, bàn, ghế cho đến ban công… Ngoài tác dụng làm tăng tính thẩm mỹ việc mài bề mặt Inox sáng bóng còn giúp cho nó lâu bị rỉ sét hơn. Vậy làm thế nào để đánh bóng inox sáng như gương?

Các sản phẩm được làm bàng inox sẽ đạt được độ hấp dẫn cao khi nó sáng bóng. Lợi ích của việc hoàn thiện một bề mặt gương không chỉ giúp nó sáng bóng tuyệt vời mà còn cho khả năng chống ăn mòn cao. Việc hạn chế được độ ăn mòn là do quá trình đánh bóng sẽ loại bỏ các vết xước sâu, nơi có thể chứa các chất ăn mòn hoặc hơi nước (nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ăn mòn).

Quy trình đánh bóng inox sáng như gương

unnamed-11

Không chỉ Inox để đánh bóng một bề mặt đến độ sáng bóng cao đòi hỏi phải trải qua nhiều bước là: mài thô, mài tinh và đánh bóng. Mỗi công đoạn sẽ có những điểm quan trọng riêng tuy nhiên bạn cần phải hiểu rõ nguyên tắc của nó

1. Quá trình mài thô: Công đoạn mài thô là sử dụng các loại nhám mài để dỡ bỏ đi lớp bề mặt thô ban đầu. Loại giấy nhám thường sử dụng cho quá trình này là P60, P80 để xóa bề mặt xấu và P120 để xóa bề mặt tốt. Mài thô sẽ giúp loại bỏ các vết xước lớn hoặc các điểm không muốn có trên bề mặt như các nốt hàn một cách nhanh nhất.

2. Quá trình mài tinh: Sau khi quá trình mài thô diễn ra, trên bề mặt của inox sẽ xuất hiện chi chít vết xước nhỏ do hạt mài gây ra. Qua quá trình mài tinh, bạn sẽ phải làm mờ vết xước lớn này qua nhiều công đoạn khác nhau bằng cách sử dụng các hạt mài từ kích thước lớn để nhỏ để làm mờ dần các vết xước và cho bề mặt có độ sáng bóng tương đối.

– Công đoạn mài tinh lần 1: Loại nhám mịn được dùng để xóa đi các vết xước sâu ở quá trình mài phá trước như: loại nhám P180 hoặc P240 tùy vào độ mịn bề mặt sản phẩm.
– Công đoạn mài tinh lần 2: Sử dụng loại nhám có độ mịn hơn để đạt được độ xước mịn, đều và thường gọi là độ xước hairline. Loại nhám sử dụng là loại nhám xanh PQ Starcke có độ hạt P320, P400. Nhiều nhà sản xuất dừng việc đánh bóng inox ở công đoạn này vì độ bóng hairline có được bề mặt khá đồng đều và đẹp, các xước mịn và tinh hơn. Người ta thường sử dụng thêm loại nỉ đánh sọc để vuốt lại bề mặt.

3. Quá trình đánh bóng: Khi đã hoàn thành quá trình mài mịn với kết thúc mong muốn. Tiến hành quá trình đánh bóng bằng lơ hoặc các dạng bột mài có kích thước nhỏ từ 0.5 – 3μm cho bề mặt sáng bóng hoàn hảo, giai đoạn này sẽ diễn ra tương đối lâu do hạt mài có kích thước nhỏ và quá trình cắt bề mặt tương đối chậm
Công đoạn mài tiền xử lý, đánh bóng gương: Nhám xanh P600, nhám xanh P800, nhám Trizact A45,…được sử dụng trong giai đoạn này. Nhà sản xuất có thể bỏ bớt  1 – 2 giai đoạn này tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm, độ đánh bóng inox cuối cùng mong muốn. Sản phẩm sau khi đánh bóng tiền xử lý có độ bóng gần gương.
Bánh vải và lơ đánh bóng được dùng để tạo ra sản phẩm có độ sáng bóng và độ gương cao. Có để đánh bóng được nhiều loại inox như: inox 304, inox 201, inox 430,….Ứng dụng cho sản phẩm cúp bóng đá, tay chơi golf, đồ nội thất cao cấp, sản phẩm cơ khí chính xác, đồ vi sinh trong công nghiệp….

Các vật tư cho một quá trình đánh bóng inox
gie1baa5ymc3a0isiliconcarbidekhc3b4ngdc3a1n8inch73758de7c556f397eb4453919939cedf0f299403e0abcaf3aa02c66d506ae8ec

Bước 1: Loại bỏ mối hàn
– Nếu bạn đang nhắm đến một kết thúc gương chắc chắn bạn muốn bề mặt của mình được hoàn thiện tốt nhất vì vậy việc loại bỏ mối hàn là cần thiết (nếu bạn không cần loại bỏ mối hàn hãy tiếp tục đến bước 2)
–  Sử dụng bánh mài hoặc đá mài có độ grit ~ 60 gắn lên máy chà nhám và điều chỉnh tốc độ vòng xoay trong khoảng 5.000 – 7.000 vòng/phút và cẩn thận cân bằng mối hàn mà không làm biến dạng bề mặt
Bước 2: Chà nhám
danhbonginox696x372

Sau khi đã loại bỏ được mối hàn xấu xí mà không để lại một vết lỗi nặng nào trên bề mặt đã đến lúc tiến hành bước mài tinh để dần hoàn thiện bề mặt

1. Bắt đầu với giấy mài silic P120: Thiết lập máy chà nhám ở mức 4000 – 6000 vòng/phút. Di chuyển đồng đều theo các góc 90º từ ngoài vào tâm để đảm bảo mài mòn bề mặt một cách đồng đều và hiệu quả. Lúc này, các vết xước lớn của quá trình mài thô sẽ được làm mờ dần
Sau khi chà một lần xong toàn bộ bề mặt bạn tiếp tục thực hiện theo những bước sau
2. Lặp lại bước chà nhám nhưng sử dụng giấy mài P240
3. Lặp lại bước chà nhám nhưng sử dụng giấy mài P400
4. Lặp lại bước chà nhám nhưng sử dụng giấy mài P600

Bước 3: Đánh bóng hoàn thiện bề mặt inox
Sau khi, tiến hành mài mịn bề mặt với giấy nhám grit 2000 bề mặt của bạn đã dần hoàn thiện nhưng bạn sẽ nhận thấy nó chưa sáng hẳn như gương hình ảnh phản chiếu vẫn bị đục. Đừng lo, bắt đầu sử dụng lơ đánh bóng để xử lý bề mặt lần cuối sau bước này bạn sẽ ngạc nhiên về kết quả đấy
Gắn vải mài vào máy đánh bóng và điều chỉnh tốc độ thấp, tiến hành chà lơ đều lên khi vải mài. Sau đó, điều chỉnh máy lên tốc độ 2000 – 3000 RPM và đánh đến khi nào bề mặt sáng bóng thôi.