Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy cắt tôn

Máy cắt tôn là một trong những thiết bị đem đến sự tiện lợi, độ chính xác cao và được sử dụng trong sản xuất nhiều nhất hiện nay.

Tuy nhiên, máy cắt tôn có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Hãy cùng Phúc Thắng tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của máy cắt tôn nhé.

Máy cắt tôn

Cấu tạo của máy cắt tôn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy cắt tôn khác nhau với rất nhiều các thành phần và các chi tiết máy, tuy nhiên về mặt cấu tạo của máy thì sẽ tương đối giống nhau.

Mỗi một bộ phận của máy sẽ đảm nhiệm các chức năng khác nhau giúp cho máy cắt tôn thực hiện các thao tác dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng nhất.

Cấu tạo của máy cắt tôn

Cụ thể cấu tạo của máy cắt tôn bao gồm:

  • Các hệ thống CNC
  • Các hệ thống điều khiển CNC được tích hợp điện tử
  • Cánh tay phôi được đỡ ở phía trước của máy
  • Phần đột loại
  • Chiều sâu họng
  • Trượt thủy lực
  • Khuôn góc chấn
  • Kẹp nhanh
  • Hệ thống thủy lực của máy cắt tôn
  • Các công tắc của máy có chức năng báo dừng khẩn cấp
  • Cửa giúp bảo vệ an toàn hơn trong quá trình sử dụng

Nguyên lý hoạt động của máy cắt tôn

Nguyên lý hoạt động của máy cắt tôn

Dựa vào những đặc điểm cấu tạo của máy cắt tôn thì sản phẩm này sẽ được hoạt động theo 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Đối với giai đoạn này thì người sử dụng sẽ tiến hành công việc đó là sẽ đưa các tấm sắt, thép hoặc các tấm tôn vào máy cắt tôn. Máy được thiết kế các hệ thống ghim chắc chắn.

Chính với thiết kế đặc biệt này mà các vật liệu khi đưa vào máy sẽ được giữ chặt và không thể dịch chuyển được khi có các áp lực cao tác động vào chúng.

Giai đoạn 2: Vào giai đoạn này thì các chức năng vận hành của máy sẽ khác nhau tùy thuộc vào dòng máy mà bạn sử dụng. Với các dòng máy cắt tôn hiện nay thì khi tiến hành khởi động thì bạn có thể sử dụng điện hoặc thực hiện việc đạp chân vào máy.

Giai đoạn 3: Khi vận hành máy ở giai đoạn số 3 này thì máy sẽ được tác động một lực mạnh lên phần lưỡi dao để có thể giúp cắt đứt các tấm tôn, tấm thép,…một cách dễ dàng và nhanh gọn nhất.

Tuy nhiên đối với giai đoạn này bạn cần phải chú ý khi đặt các tấm vật liệu tại vị trí mà bạn muốn cắt để khi thực hiện xong thì vật liệu được cắt chính xác, không bị xảy ra các trường hợp như sai số và lệch số.

Giai đoạn 4: Sau khi tấm vật liệu được cắt thành công theo đúng với dự kiến và máy sẽ được tiến hành một chu trình tiếp theo.

Trong bài viết này bạn đã được tìm hiểu kĩ hơn về nguyên lý hoạt động của máy cắt tônPhúc Thắng hy vọng bạn sẽ hiểu được nguyên lý của máy và vận hành máy thuận tiện và đạt được kết quả cao nhất nhé.